image banner
Di tích – Danh thắng

    Thạnh Đức là xã nằm phía Tây Nam huyện Bến Lức, phía Bắc giáp xã An Thạnh, phía Đông giáp thị trấn Bến Lức, phía Đông Nam giáp xã Nhựt Chánh, phía Tây Nam giáp xã Nhị Thành huyện Thủ Thừa, phía Tây Bắc giáp xã Bình Đức.

     Xã Thạnh Đức hiện có 02 di tích lịch sử:

    DI TÍCH XÓM TRẦU

    Địa danh " Xóm Trầu" xuấ hiện từ bao giớ chưa được xác định cụ thể. Chỉ biết rằng, vào cuối thế kỷ 19 khu vực này đã có tên " Xóm Trầu".

    Theo các bô lão đại phương, khu vực này trước kia làm nghề buôn bán trầu, và buôn bán trầu tập trung ở một khu vực tại lành Bình Tự( Nay thuộc ấp 4 xã Thạnh Đức) nên nhân dân địa phương quen gọi là " Xóm Trầu". Nơi này là một vùng đất cao, có nhiều đất cát, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã diễn ra rất nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và là nơi các chiến sĩ cách mạnh đã xây dựng rất nhiều căn hầm bí mật để hoạt động và lãnh đạo phong trào cách mạng  đi đến thành công, giải phóng đất nước.

    Di tích lịch sử " Xóm Trầu" gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của địa phương trong suốt thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

    Là nơi ghi dấu quá trình lãnh đạo của Đảng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mãnh đất sớm có truyền thống chống giặc ngoại xâm là một trong những nơi sớm  xuất hiện cờ Đảng và cờ Tổ quốc, khẳng định niềm tin yêu vững chắc của nhân dân địa phương đối với sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình đấu tranh cách mạng.

    Địa điểm ghi dấu những chiến công của quân và dân Thạnh Đức trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

    Là nơi ghi dấu sự hy sinh anh dũng của người nữ Đảng viên cộng sản Nguyễn Thị Cúc. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, người chiến sĩ cộng sản vẫn nêu cao khí tiết, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, bất khuất trước kẽ thù. Là tấm gương sáng ngời vì nước quên mình của các chiến sĩ cộng sản trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tôc.

    Di tích là nơi ghi dấu quá trình hoạt động cách mạng của các đồng chí lãnh đạo tại địa phương trong những năm tháng khó khăn nhất của cách mạng. Dù địch khủng bố ác liệt, cái chết luôn kề bên nhưng các đồng chí lãnh đạo nhân dân quyết bám đật giữ làng, củng cố lực lượng, trung thành với Đảng, với đồng bào đồng chí. Đó là những tấm gương sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng mà các đồng chí đã thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

    Qua các sự kiện lịch sử và những chiến công trong quá trình chống xâm lược, chúng ta còn ghi nhận sự hy sinh lớn lao của quân dân Thạnh Đức cùng  những người con của mọi miền đất nước đã đổ bao xương máu và công sức để bảo vệ xuyên suốt tuyến liên lạc, vận chuyển lương thực, vũ khí, thuốc men, từ biên giới xuống vùng hạ của Tỉnh. Đó là những đóng góp không sao bù đắp được đối với những người hy sinh vì sự nghiệp giữ nước.

    Năm tháng đã đi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ, cuộc sóng mới đã ổn định và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Thạnh Đức không bao giờ quên những năm tháng chiến đấu gian khổ, hy sinh mất mác, song cũng rất tự hào với những chiến công chói lọi, những thành tích đáng tự hào trong trang sử quê hương.

     Với  những ý nghĩa nêu trên di tích lịch sử "Xóm Trầu" xứng đáng được tôn tạo, bảo vệ và phát huy tác dụng trong công tác giáo dục truyền thống yêu nước tại địa phương và trong Tỉnh Long An.

DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA NGUYỄN TRUNG TRỰC

    Tuy rất ngắn ngủi nhưng cuộc đới của Nguyễn Trung Trực đã hóa thành những trang dài chói lọi trong lịch sử dân tộc cũng như truyền thuyết Việt Nam. Những tuyên truyền ấy nảy sinh từ những địa phương mả Nguyễn Trung Trực đã từng sống và từng đánh giặc như: Long An, Kiên giang. Truyền thuyết theio sát cuộc đời nhân vật  từ lúc còn là anh Chài Lịch cho đến khi ông Nguyễn hy sinh

     Nhánh hậu duệ Nguyễn Trung Trực tại xóm nghề trước đây không thể làm lễ giỗ Ông công khai  mà phải thờ và giỗ bí mật tại chùa Sùng Đức gần Chợ Lớn do người cháu đời thứ ba là ông Nguyễn Văn Cậy, tức sư Thiện Nghiêm đang trụ trì tại đây tổ chức. Ngoài ra ông Nguyễn An Khương còn gọi là Mã Ngọc Ba là cháu đời thứ 6 từ thập niên 90 của thế kỷ XX cũng tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực tại nhà riêng vào ngày 12 tháng Chín Âm lịch hằng năm ở thị trấn Tân Thạnh tỉnh Long An.

     Riêng tại xóm Nghề ấp 1 xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, Tỉnh long An tuy không tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực cùng ngày như ở Rạch Giá, nhưng hằng năm vào ngày 10 tháng Ba âm lịch là ngày lễ trọng cúng cầu ngư của dân bả trạo, dân làm nghề cá đểu có tổ chức cúng để kỷ niệm ngày ông làm lễ xuất quân ra đi đánh Pháp  với lời nguyền nếu không quét sạch giặc Pháp thì không trở về. Hằng năm, lễ cúng này được tổ chức ngay tại nơi gần nhà cũ của Nguyễn Trung Trực, nay là nhà ông Nguyễn Văn Bảy cháu đời thứ 6. Lễ cúng này có nghi thức thả bè xuống sông kèm theo gạo, muốn để tưởng nhớ ngày Ông lên đường giết giặc, cứu nước. Có một chi tiết đặc biệt là dù lễ cúng Nguyễn Trung Trực diễn ra ở đâu và khi nào thì lễ vật ở bàn thờ chính vẫn là đồ chay cùng với hoa quả, trà rượu. Các món mặn như heo, gà....chỉ dùng để cúng binh gia ở bàn ngoài.

     Từ năm 2008, Ban quản lý Di tích ở xóm Nghề xã Thạnh Đức bắt đầu tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực tại bia ghi danh Nguyễn Trung Trực thuộc xóm Nghề, cũng vào ngày 28 tháng Tám âm lịch, gần đây là ngày 12 tháng Chín âm lịch. Lễ giỗ này hằng năm thu hút khoảng vài ngàn người đến lễ bái. Ngoài phần lễ giỗ ra còn có hội biểu diễn võ thuật, múa lân, múa rồng và đờn ca tài tử với những nghệ sĩ của quê hương Long An để ca ngợi đất Long An và chiến công Vàm Nhựt Tảo.

     

 

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1